Học kanji thì cũng dễ thôi, không có gì khó mấy. Nhưng phải bắt đầu thật đơn giản và hiểu một chút nguyên lý.
Sau đó là nỗ lực nhai đi nhai lại hàng ngày cho tới khi nhớ mặt chữ. Tôi nhớ là lúc học tôi chỉ nhìn mặt kanji điểm danh thôi, chứ chưa viết bao giờ!
Bước đầu tiên là nhớ hết mặt chữ, âm Hán Việt và nghĩa đi đã (biết âm Hán Việt rồi thì đoán nghĩa rất dễ!).


CÁCH 1: HIỂU BIẾT VỀ KANJI

Chữ kanji có thể là chữ tượng hình
Ví dụ:
Nhật = mặt trời, ngày
Nguyện = mặt trăng, tháng
Khẩu = miệng, cửa
Mục = mắt
Phẩm = sản phẩm, phẩm chất (hình những kiện hàng chồng lên nhau)
Xuyên = sông (hình con sông)
Chữ kanji có thể mượn âm
Ví dụ:
Tưởng (nghĩ, mơ tưởng) – mượn âm của tương (trong “tương hỗ”, “tương trợ”)
Hà (sông) – mượn âm của khả (trong “khả năng”)
Chế (trong “chế tạo”) - mượn âm của chế (trong “thể chế”, “chế ngự”)
Chính (trong “chính quyền”, “chính thể”) – mượn âm của chính (trong “chính xác”, “chính nghĩa”, nghĩa: “đúng”)
Chữ kanji ghép từ các bộ phận nhỏ và mỗi chữ có một bộ chính
Ví dụ:
Thảo (cây cỏ) gồm bộ thảo ở trên vào chữ tảo (sớm) ở dưới.
Thanh (thanh khiết) gồm bộ “thủy” bên trái và chữ thanh (màu xanh) bên phải.
Phương (hương thơm) gồm bộ “thảo” ở trên và chữ phương (phương hướng) bên dưới.
Vọng (ước vọng) gồm chữ vong, nguyệt, vương
Tinh (ngôi sao) gồm chữ nhật (mặt trời), sinh (sống)
Nguyên (nguồn gốc) gồm bộ “thủy” và chữ nguyên (cánh đồng)
Một chữ có thể có nhiều nghĩa và phải hiểu nó trong từ ghép
Ví dụ:
Xuân vừa có nghĩa là mùa xuân, vừa có nghĩa là tuổi trẻ (như trong 青春 “thanh xuân”)
Phẩm, có nghĩa hàng hóa như trong 製品 chế phẩm, hay phẩm chất như品質- phẩm chất, 品格-phẩm cách.
Nhật, nghĩa là mặt trời, ngày.
Nguyệt, nghĩa là mặt trăng, tháng.
Có nghĩa như quả tim như trong 心臓-tâm tạng, hay tấm lòng như trong (こころ, kokoro)
Có nghĩa là sống như trong 生活-sinh hoạt, hay chỉ người như trong 学生-học sinh.
Có nghĩa là “thông qua” như trong 紹介- thiệu giới (giới thiệu), môi giới hay chăm sóc như trong 介護- giới hộ (chăm sóc).

CÁCH 2: HỌC ÂM HÁN VIỆT VÀ VẬN DỤNG HIỂU BIẾT CHỮ HÁN VIỆT

Nếu bạn biết âm Hán Việt thì học chữ kanji sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì tiếng Nhật cũng dùng các từ giống như từ Hán Việt (chú ý: ý nghĩa trong tiếng Nhật có thể khác đôi chút với trong tiếng Việt.)
Ví dụ:
品質 Hin Shitsu = Phẩm chất
質量 Shitsu Ryou Chất lượng (nghĩa là “khối lượng”)
国家 Kokka Quốc gia
地震 Jishin Địa chấn
自由 Jiyuu Tự do
幸福 Koufuku Hạnh phúc
運命 Unmei Vận mệnh
有機 Yuuki Hữu cơ
機械 Kikai Cơ giới
草木 Soumoku Thảo mộc
創造 Souzou Sáng tạo
現象 Genshou Hiện tượng
 
Ở các từ trên, nếu bạn không biết một trong hai từ kanji bạn có thể suy đoán, vì tuy có thể chúng ta không biết cách đọc nhưng có thể suy đoán cách đọc từ các bộ phận cấu tạo nên chữ kanji. Ví dụ chúng ta có thể đoán cách đọc các từ sau:
Tưởng (nghĩ, mơ tưởng) vì chữ kanji này gồm hai phần là chữ -tương và -tâm.
Hà (sông) vì gồm bộ “thủy” (chỉ nước) và chữ -khả.
Nhiên (cháy, nhiên liệu) vì gồm bộ -hỏa và chữ nhiên (trong thiên nhiên, tự nhiên.)
指揮 Chỉ huy, vì có bộ thủ (tay) chỉ hành động. Ở chữ “huy” phần sau là chữ“quân” trong “quân đội.”

CÁCH 3: HỌC TỪ CHỮ ĐƠN GIẢN

Học từ chữ có số nét ít nhất và học dần lên. Ưu điểm của cách này là bạn sẽ biết những chữ đơn giản, và khi học các từ phức tạp có thể quy về các chữ đơn giản, sẽ dễ nhớ hơn. 
Ví dụ:
Tưởng = tương + tâm = mộc + mục +tâm
Vọng = vong, nguyệt, vương
Xuân = tam +nhân +nhật
Dưới đây là danh sách 50 chữ đơn giản nhất:
Nhất (một)
Ất (số đếm như giáp, ất, bính...)
Cửu (chín)
Thất (bảy)
Thập
Nhân
Đinh
Đao
Nhị
Nhập (vào)
Bát
Hựu (lại còn, hay là)
Liễu (xong, kết liễu)
Lực (sức)
Hạ (dưới)
Can (khô)
Hoàn (tròn)
Cửu (lâu dài, vĩnh cửu)
Cập (đến, như trong “phổ cập”)
Cung (cây cung)
Kỉ (bản thân)
Khẩu (miệng, cửa khẩu)
Công (công nghiệp...)
Tài (tài năng)
Tam
Sơn
Sĩ (người, như “bác sĩ”)
Tử (phần tử, con)
Chước (múc rượu)
Nữ
Tiểu
Thượng (trên)
Trượng
Nhẫn (lưỡi dao, lưỡi kiếm,...)
Thốn (thước đo)
Tịch (chiều tối)
Thiên (ngàn)
Xuyên (sông)
Đại
Thổ (đất đai)
Vong (mất đi)
Phàm (tầm thường)
Vạn
Dữ (cấp cho, gửi)
Dẫn
Viên (tròn)
Vương (vua)
Hóa (biến hóa)
Hỏa
Giới (giới thiệu, môi giới, giới hộ,...)

CÁCH 4: HỌC NHỮNG CHỮ THƯỜNG DÙNG NHẤT

Cách này là cách giúp bạn học kanji hiệu quả nhất. Bạn có thể học từ chữ kanji nào hay dùng nhất trở đi.
Dưới đây là 50 chữ kanji thông dụng nhất.
   1   Nhật
   2   Nhất
   3   Thập
   4   Nhị
   5   Nhân
   6   Đại
   7   Niên
   8   Hội (gặp gỡ -ví dụ: hội nghị; hội, nhóm –ví dụ: giáo hội)
   9   Quốc
  10   Tam
 11    Bản (gốc –cơ bản, căn bản)
  12    Trường (dài)
  13    Trung (giữa)
  14    Ngũ (năm)
  15    Xuất
  16    Sự (việc, sự kiện)
  17    Xã (tập đoàn, xã hội, công xã)
  18    Thị (thành phố -ví dụ: thành thị, thị dân)
  19    Giả (chỉ người, như: học giả)
  20    Nguyệt
  21    Tứ
  22    Cửu
  23    Đồng (tương đồng, giống)
  24    Tự (tự bản thân)
  25    Chính (chính trị)
  26    Thời (thời gian, lúc)
  27    Nghiệp (sự nghiệp, như: công nghiệp)
  28    Phân (chia)
  29    Thượng
  30    Tiền (trước)
  31    Sinh (sống, chỉ người –như: học sinh, tiên sinh)
  32    Hợp
  33    Hành (tiến hành), hàng (ngân hàng)
  34    Bộ (bộ phận)
  35    Địa
  36    Hậu (sau)
  37    Nghị (nghị luận, nghị giảng...)
  38    Đảng
  39    Bát
 40   Dân (dân chúng)
  41   Lục (sáu)
  42   Kiến (nhìn)
  43   Gian (ở giữa, trung gian)
  44   Tân (mới)
  45   Viên (người, như: nhân viên)
  46   Nhập (đưa vào, vào)
  47   Trường (nơi, chỗ, như: quảng trường)
  48   Viên (tròn, như: viên mãn; tiền yên Nhật)
  49   Học
 50    Đông

CÁCH 5: BIẾT CÁCH TRA TỪ ĐIỂN

Tra từ điển giấy
Đây là cách mất thời gian, nhưng sẽ giúp bạn hiểu căn bản về cách viết và cách tra chữu kanji. Bạn phải tìm được bộ và đếm được số nét.
Ví dụ:
Bộ ở bên phải, như chữ nhiên, thanh.
Bộ ở bên trên, như chữ phương, học.
Bộ ở bên dưới, như chữ tưởng, nhiên (bộ hỏa).
Bộ bao xung quanh, như chữ vi, đoàn.
Bạn nên học quy tắc viết chữ kanji, từ đó sẽ dễ dàng đếm số nét của nó. Việc này bạn có thể học bằng kinh nghiệm khi nhìn bảng chữ kanji và số nét tương ứng của nó.
Ví dụ, bạn có thể tham khảo danh sách kanji theo số nét của Wikipedia theo địa chỉ sau:
Tra kim từ điển
Kim từ điển sẽ giúp bạn tra chữ kanji nhanh hơn rất nhiều từ điển giấy. Với kim từ điển bạn có thể tra theo bộ bằng cách nhập số nét của bộ chính của chữ (ví dụ chữ có bộ là bộ hỏa 4 nét), nhập số nét của chữ (chữ nhiên là 12 nét), hoặc nhập cách đọc các bộ phận tạo nên chữ đó, ví dụ chữ nhiên bạn có thể nhập (bộ hỏa=lửa), いぬ(khuyển = chó.)
Và quan trọng hơn bạn có thể kết hợp các cách trên, sẽ tra nhanh và chính xác. Cần lưu ý là, nếu bạn nhập ít thông tin thì các chữ “tiềm năng” sẽ hiện ra càng nhiều và bạn sẽ mất thêm công lựa chọn.
Tra trực tuyến trên internet
Tra online trên internet là cách tuyệt vời để có thể tra mọi lúc, mọi nơi mà không tốn kém. Tôi khuyên bạn nên dùng từ điển chữ Hán Thiều Chửu. Bạn có thể tìm kiếm với từ khóa “Thiều Chửu online” hoặc vào địa chỉ sau:
Viện Việt học – Từ điển Thiều Chửu trực tuyến
Ngoài ra, từ trang web trên bạng có thể tải bản dùng offline về máy tính (chạy bằng Java, bạn cần cài Java Runtime vào máy để chạy) để sử dụng khi không có internet.

CÁCH 6: CÓ MỘT BẢNG TRA CỨU

Bạn nên có một bảng tra cứu bằng giấy. Việc này sẽ giúp bạn có thể học hàng ngày ở mọi nơi, khi bạn không ngồi máy tính. Quan trọng hơn, bạn có thể học một cách trực quan và so sánh được các chữ kanji với nhau.
Bạn có thể mua bảng 1945 chữ kanji đang được bán trên thị trường, hoặc tự tạo cho mình riêng một bản.

CÁCH 7: HỌC GIẢI NGHĨA CHỮ KANJI

Học chữ kanji không những không khó, mà còn thú vị. Các chữ kanji đều có một triết lý riêng của nó. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu hai chữ sau:
理想 LÝ TƯỞNG
Cách đọc/読み方:りそう lý tưởng
Ý nghĩa/
意味Lý tưởng (mục đích tối hậu), ước mơ; / English: ideal, dream
Ví dụ/
理想的な男性:người đàn ông lý tưởng
アンジェリーナ=ジョリーが彼女の理想像だ。
Anjeriina jorii ga kanojo no risouzou da.
Angelina Jolie là hình mẫu lý tưởng của cô ấy.   (理想像:りそうぞう risouzou Lý Tưởng Tượng)
作家になるのは私の理想だ。
Sakka ni naru no wa watashi no risou da.
Trở thành nhà văn là ước mơ của tôi.


Ý nghĩa: Làm cho rõ ràng.

Chữ này gồm hai phần: Chữ ngọc

được tạo nên bởi chữ điền (ruộng) và thổ (đất đai), ý nghĩa là đất đai được chia thành vùng (làng, xã...) Người xưa thường dùng ngọc (đá quý) để làm ranh giới, nên lý nghĩa là ranh giới được làm rõ ràng bởi các viên đá quý làm cột mốc. Động từ   nghĩa là chia ranh giới cho rõ ràng.
Chúng ta có thể thấy chữ này được dùng trong rất nhiều từ ghép:
理論 RiRon Lý luận = Lý thuyết
処理 ShoRi Xử lý  = Xử lý
管理 KanRi Quản lý = Quản lý
論理 RonRi Luận lý = Lôgic
原理 GenRi Nguyên lý = Nguyên lý

TƯỞNG
Ý nghĩa: Nghĩ (trong lòng).
Chữ này gồm chữ tâm (
心 Shin, kokoro) và chữ tương (相 Sou, ai). Tương gồm 2 phần, mộc (cái cây = ki, MOKU) và mục (con mắt = me, MOKU). Tưởng  (SOU) là hình tượng một người hướng về một đối tượng nào đó và suy nghĩ trong lòng.
Ví dụ từ ghép:
想像 SouZouTưởng tượng 
思想 ShiSou Tư tưởng 
夢想 MuSou Mộng tưởng
Nguyên tắc chung để học kanji: Tìm ra triết lý của chữ đó, hoặc nghĩ ra cách giải nghĩa riêng để có thể nhớ được một cách dễ dàng. Chia chữ kanji ra thành các chữ bộ phận (hoặc các bộ thủ) sẽ giúp bạn học kanji dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn.

113302 Users have rated. Average Rating 5
     




Các bình luận

Page 1 of 1 1
 Go To 
 

Mã xác thực(*)



Nội dung liên quan
Page 1 of 2 1 2 >
 Go To